Thể hiện:
Album: Album Âm hưởng dân ca
Năm sáng tác: https://hoangvan.org/1965
Lời hát này được ghi lại từ bản in của ca khúc trong cuốn Hai chị em, có hơi khác với lời hát trên băng tiếng các bạn nghe.
Xin đọc thêm về tác phẩm ở cuối phần lời.
1. Dài như nước sông Cửu Long
Cao như dãy núi Trường Sơn
Tình đoàn kết hai dân tộc
Việt-Lào thân thiết đã bao đời
Từ trong bóng đêm nô lệ
Cùng vùng lên đánh tan thực dân
(Tiếng Lào 8 câu)
2. Bạn còn nhớ những ngày xưa (Bạn còn nhớ những ngày xưa)
Ăn măng nứa trong rừng sâu (Ăn măng nứa trong rừng sâu)
Đầy đường dấu chân voi rừng
Lần mò trong bóng đêm dầy
Cùng dân chúng gây cơ sở
Thề sống chết không rời nhau
Tiếp thep, đoạn này được hát trong bản thu bằng lời như sau:
(Tiếng Lào 4 câu)
Dạo nhạc
3. Đường giải phóng mới đi một nửa
Quê hương chúng ta chửa yên
Còn quân Mỹ xâm lược
Còn tội ác chúng trên bản mường
Niềm vui vẫn chưa trọn vẹn
Thì tay súng không thể lơi
(Tiếng Lào 4 câu giọng nam)
(Đoạn 4 không được hát
4. Lòng dân lớn như đại ương
Nơi ta chứa chan tình thương
Vượt đạn bom lúa khoai vẫn mọc
Gùi nặng vai vẫn đi tiếp vận
Cùng chung đắng cay ngọt bùi
Vượt đường xa cất cao lời ca)
5. Người chiến sĩ ấy ngày nay
Trên mâm pháo oai hùng sao!
Là cậu thiếu niên năm nào
Đi theo chiến sĩ Việt-Lào
Giờ đây lớn lên không ngừng
Từng lập bao chiến công vẻ vang
(Tiếng Lào 8 câu)
6. Dài như nước sông Cửu Long
Cao như dẫy núi Trường Sơn
Tình đoàn kết hai dân tộc
Việt-Lào thân thiết đã bao đời (bản thu: Việt Lào thân thiết như ruột thịt)
Cùng chống Mỹ trên tuyến đầu
Giành tự do sáng tươi ngàn năm
Lời bài hát có phần phiên âm tiếng Lào (cảm ơn bạn Anh Viet đã cung cấp qua trang web Bài ca đi cùng năm tháng)
Bài hát “Gửi bạn chiến đấu Lào” của nhạc sĩ Hoàng Vân được cao học viên khoa Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân - Manichanh Xiayavong phiên âm phần tiếng Lào:
Gửi bạn chiến đấu Lào
Dài như nước sông Cửu Long
Cao như dãy núi Trường Sơn
Tình đoàn kết hai dân tộc
Việt-Lào thân thiết đã bao đời
Từ trong bóng đêm nô lệ
Cùng vùng lên đánh tan thực dân
(Tiếng Lào 8 câu
Mè Năm Khong nhao phên phàn bạn
Chom phou Luống sung phiệp phan
Sa mắc khi Việt-Lào
mi tè bou han còn nỉ ma
Phuộc man chắp phên khỏi khả
Lài mù man phuộc nỉ óc phay
Phườn không chăm khao còn nắn
Kin nò mạy huồm yu phà
Khòi sạng tạng thàng phai ma
Khảo đại hoá hôm mắn phay
Phừa sạng hạc thán cuổng nhày
Phên tè bò hại phạ phòi căn.
Ăn măng nứa trong rừng sâu (Ăn măng nứa trong rừng sâu)
Đầy đường dấu chân voi rừng
Lần mò trong bóng đêm dầy
Cùng dân chúng gây cơ sở
Thề sống chết không rời nhau
Tiếp theo, đoạn này được hát trong bản thu bằng lời như sau:
2 bis. Bạn có nhớ những ngày xưa
Nơi ta chứa chan tình thương
Mặc dù khó khăn gian khổ
Đồng lòng quyết tâm cách mạng
Cùng chung đắng cay ngọt bùi
Thề sống chết không rời nhau !
(Tiếng Lào 4 câu)
Chai phạ xa mướn đằng sa mút thá
Liệng phuộc man ma hàng Ní
Thấng chạ nhủng nhạc thục sình
Tè phọ phạ ti vát
Khuôm súc khuôm thục têm phai mốt phạ phòi căn.
Dạo nhạc
Quê hương chúng ta chửa yên
Còn quân Mỹ xâm lược
Còn tội ác chúng trên bản mường
Niềm vui vẫn chưa trọn vẹn
Thì tay súng không thể lơi
(Tiếng Lào 4 câu giọng nam)
Thang phốt phòi phuôm yu lạ vàng cang
Bạn kất nhăng xác mỏ fay
Tè mê ca nhăng sược Nhăng
cò thột căm sày bạn mường
Bạc băn nhăng bò khốp thuổn
Bò ạt chạc bạn thìn ơi
(Đoạn 4 không được hát
Nơi ta chứa chan tình thương
Vượt đạn bom lúa khoai vẫn mọc
Gùi nặng vai vẫn đi tiếp vận
Cùng chung đắng cay ngọt bùi
Vượt đường xa cất cao lời ca)
Trên mâm pháo oai hùng sao!
Là cậu thiếu niên năm nào
Đi theo chiến sĩ Việt-Lào
Giờ đây lớn lên không ngừng
Từng lập bao chiến công vẻ vang
(Tiếng Lào 8 câu)
Phườn Nắc lốp nặn khào đy
Yu cong phưn nhài chôm ty
Đằng kất say lôm ton ty
Đền đằng lắc lo Việt-Lào
nhăng chột chăm bò lưm lươn
Mè năm khong nhao phen phàn bạn
Phu luống sung bò phiệp phan
Sa mắc khi Việt Lào
Phần thứ phả yu mư nừng
Sủ sôn yu nay neo nả
Nhạt sê ly hùng hương lượi pháy.
Cao như dẫy núi Trường Sơn
Tình đoàn kết hai dân tộc
Việt-Lào thân thiết đã bao đời (bản thu: Việt Lào thân thiết như ruột thịt)
Cùng chống Mỹ trên tuyến đầu
Giành tự do sáng tươi ngàn năm.
Hoàn cảnh ra đời và một số điểm nhấn trong tác phẩm
Đây là một ca khúc được sáng tác vào năm 1965, nếu chúng ta nhìn lại mốc lịch sử đó chính là năm Mỹ mới bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8 năm 1964), và vì tuyến đường Hồ Chí Minh bị oanh tạc nhiều, nên đường tiếp tế vào mặt trận miền Nam phải mở thêm đường biển và đường qua Lào. "Ý tại ngôn ngoại" luôn luôn là một thủ pháp được nhạc sĩ sử dụng nhiều, ta thấy trong bài không hề có một câu nào nhắc tới việc đó mà gợi lại tình hữu nghị ruột thịt hai nước cùng chung số phận lịch sử từ bao đời nay. Hồi tưởng lại quá khứ cũng là một đề tài hay được thấy trong tác phẩm của ông. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông luôn luôn có một cái nhìn về quá khứ khi đề cập đến một đề tài đương đại, một trong những điểm khiến ta thấy ca từ của ông diễn tả thành công chiều sâu của nội tâm và cảm xúc.
Năm 1960, sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Trung Ương Bắc Kinh, ông về làm việc ở Đài và đã góp phần rất lớn vào việc phát triển đoàn ca nhạc của Đài hồi đó. Cũng trong thời này những ca sĩ trụ cột của nền âm nhạc Việt Nam đã được nổi danh nối với những ca khúc nổi tiếng của ông: Mai Khanh, Trần Khánh, Kim Oanh... và sau đó là Tuyết Thanh, Doãn Thịnh, chưa kể các ca sĩ công tác ở các đơn vị nghệ thuật khác. Về ngôn ngữ âm nhạc, nếu như việc làm nhiều lời trên một giai điệu đã được xuất hiện trong những tác phẩm của Hoàng Vân (Quảng bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải là được biết nhiều nhất), rất ít ca khúc của nhạc sĩ có khúc thức ngắn như trong "Gửi bạn chiến đấu Lào", nó chỉ bao gồm có 6 câu một đoạn nhân với sáu lời mà trong đó có lồng tiếng Việt và tiếng Lào. Thủ pháp phát triển âm nhạc của bài dựa trên sự tương phản và đa dạng trong hình thức diễn tấu: đơn ca nữ, đơn ca nam, tốp nữ, tốp nam. Và đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam là nơi mà ông tung hoành biểu hiện hết tài năng dàn dựng, sáng tác, phối khí và chỉ huy.
Nhịp của bài có vẻ được lấy ngẫu hứng trên nhịp múa truyền thống lăm-vông, hay lăm-tơi của Lào, mặc dù hiện chúng ta chưa biết lúc đó ông tiếp cận âm nhạc Lào từ đâu và trong dịp nào. Khúc thức bài rất ngắn và được hát nhiều lần, như là một đoạn hát để đệm cho múa, và điệu múa không ngừng nghỉ, lời nọ cuốn lời kia, lời Việt đan lời Lào. Về màu sắc dân tộc, chúng ta thấy bộ gõ được chơi một cách rất đắt trong đoạn nhạc dạo và trong cả bài. Có lẽ cần phải tìm hiểu sâu hơn nữa về âm nhạc Lào để có thể bình luận sâu hơn về hòa âm và thang âm mà nhạc sĩ đã sử dụng trong ca khúc này.
Lê Y Linh (IHMC-ENS, SFE, Paris, Pháp)