Nhạc sỹ Hoàng Vân, Việt Nam

24/7/1930
24/7/1930
Nhạc sĩ Hoàng Vân, tên thật là Lê Văn Ngọ, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học ở phố Hàng Thùng, có cha và ông nội đều là nhà nho. Ông được học giáo dục theo hệ thống nhà trường của Pháp cho tới năm 16 tuổi và được tắm trong môi trường Thi - Ca - Họa - Nhạc từ nhỏ.
1946
1946
Mẹ ông qua đời năm 1943, cha ông đi theo bà năm 1944. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia đình muốn gửi sang Pháp học. 1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông rời Hà nội đi lên đường tham gia kháng chiến. Tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội.
1953 - 1960
1953 - 1960
Sau "Tin chiến thắng" và "Chiến thắng Tây Bắc" (1951), sáng tác "Hò kéo pháo" (1953), tác phẩm nối liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, giải nhất Đại hội văn công toàn quốc đầu tiên (1954), chính thức mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ. Đi tu nghiệp tại Nhạc viện quốc gia Bắc Kinh, Trung Quốc (1954-1960). Tốt nghiệp Đại học Âm nhạc tại Nhạc viện quốc gia Bắc Kinh bằng bản giao hưởng thơ "Thành đồng Tổ quốc" (1960). Về công tác tại Đài tiếng nói Việt nam: chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt nam, gây dựng dàn nhạc Đài. Ca khúc "Những cánh buồm", "Nhớ" (phổ thơ Nguyễn Đình Thi).
1960-1964
1960-1964
Sáng tác giao hưởng hợp xướng "Hồi tưởng" (1961-1962), độc tấu Oboe "Tiếng khèn ngày chợ phiên", Rhapsodie cho violon và dàn nhạc. Ca khúc và trường ca: "Quảng bình quê ta ơi", "Tâm tình người thủy thủ", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Hò thả trâu", "Tôi là người thợ lò", "Bài thơ gửi Thái Nguyên". Nhạc cho phim "Con chim vành khuyên", "Nổi Gió", "Khói trắng". Chỉ đạo nghệ thuật, dàn dựng, phối khí và chỉ huy các tác phẩm do dàn nhạc Đài thu thanh. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam (từ 1963), giảng dậy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (trở thành Nhạc viện Hà Nội và nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) từ 1961 đến 1983.
1964-1968
1964-1968
Leo thang chiến tranh chống Mỹ. Nhạc cho kịch "Nila". Ca khúc: "Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng". Vũ kịch "Chị Sứ".
1968-1972
Đỉnh điểm chiến tranh chống Mỹ. Nhạc cho phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội". Ca khúc: "Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng", "Người chiến sĩ ấy" (1969). Ngừng công tác chỉ huy dàn nhạc và chỉ đạo nghệ thuật tại Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1970. Về Hội Nhạc sĩ. Giảng dậy sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến cuối những năm 1980.
1972-1975
1972-1975
Cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ, bắt đầu sự nghiệp xây dựng đất nước thống nhất. Tổ khúc "Bài ca xây dựng", "Bài ca người thợ mỏ", "Hát ru trong đêm pháo hoa", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay". 1974-1975: Thực tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Concerto cho Oboe "Voi kéo gỗ trên lâm trường" ("Hành khúc con voi"). Một chùm nhạc trữ tình sáng tác ở Sofia. Thử nghiệm nhạc nhẹ.
1975-1990
Trở về lại Việt Nam, biệt phái của Hội Nhạc sĩ tại các tỉnh phía Nam. Ca khúc: "Tình ca Tây Nguyên", "Tình ca Vũng Tàu", "Tuổi trẻ sông Đà làm ra ánh sáng"... Nhạc phim "Giải phóng Sài Gòn", "Hẹn gặp lại Sài Gòn", "Người tình của vua Mèo", "Y rơ nua", "Trương Chi"... Concertino cho violon và dàn nhạc "Tuổi trẻ và tình yêu" (1975); Tác phẩm khí nhạc saxophone "Vũ khúc 87", "Giai điệu tình yêu"... Giảng dậy tại Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh cho đến những năm 1990.
1990-2010
Tổ khúc giao hưởng 4 chương "Tưởng niệm" (1991). Giao hưởng thơ số II (giải thưởng Hội Nhạc sĩ 1994), số III "Tuổi trẻ của tôi" (2000). Opérettes "Tình yêu nàng Sa", "Nỗi nhớ Mai Lan"... Giao hưởng thơ "Trữ tình" (Sinfonia Lyrica), Giao hưởng với đại hợp xướng Điện Biên Phủ "Trên chiến trường không bao giờ quên" (2004), loạt bài hát về Hà Nội (nghìn năm Thăng Long), bài hát về môi trường (tiếng Anh), về ASEAN (tiếng Anh), bài hát giáo dục cho sách giáo khoa...
2000
2000
Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2005
2005
Đêm hòa nhạc giao hưởng mang tên ông được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, biểu diễn ba tác phẩm: Thơ giao hưởng số 1 "Thành đồng Tổ quốc" (1960), Concertino cho violon và dàn nhạc dây "Tuổi trẻ và tình yêu" (1975) và Giao hưởng với đại hợp xướng Điện Biên Phủ "Trên chiến trường không bao giờ quên" (2004). Chương trình được Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng Nhạc viện Hà Nội thể hiện, do con trai ông - nhạc trưởng Lê Phi Phi - chỉ huy.
4/2/2018
4/2/2018
Nhạc sĩ Hoàng Vân vĩnh biệt cõi trần trong giấc ngủ.
Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam