Nghe nhạc

Thể hiện:

00:00|04:00
Vượt núi

Album: Album bài nhiều người yêu thích

Năm sáng tác: https://hoangvan.org/khoảng 1965-1967

Lời bài hát: Vượt núi

"Lời thề sắt son như dao chém đá, ta đi mở đường...": Câu này lấy cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của ông " thổ hào" Nguyễn Thế Lộc (ông là người Tày) đã chém vào đá mà thề khi lũ giặc tàu chạy qua Hà Giang vài thế kỷ trước, mà nhạc sĩ đã làm sống lại với một giai điệu tuyệt đẹp. Bài đại diện cho khí thế cả nước lao động với biết bao sục sôi, quyết tâm trên nền hợp xướng tuyệt chuẩn trong âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Hò dô, hò dô….
Hò, hây dô…
….
Mặt trời lên, rực hồng đỉnh núi
Nào ta đi nào, đường đã mở rồi,
Đường cách mạng tiến tới, đường chống Mỹ
Đường hạnh phúc vinh quang thắng lợi
Đi ta đi, nào ngựa, nào xe, nào súng, nào đạn, nào gồng, nào gánh
Người Kinh, người Thượng, người Dao, người Mèo, người Tày, người Nùng
Tay cày tay súng tất cả lên đường.

Vượt núi giữa mùa Xuân, giữa rừng hoa, giữa ngày tươi sáng trời trong có dễ gì
Vượt núi, sống là đây chết là đây, giữa trời giông tố đạn bom quyết vượt
Bước tiến bước ta nghe tiếng gọi
Đất nước thân yêu bao mùa Xuân trai tráng lên đường.

(ĐK)
Đi ta đi nghìn chặng đường qua
Đường dài kháng chiến, đánh thắng giặc Pháp
Đường lên Điện Biên giành lấy đất trời
Tay không đánh giặc, khó hơn vượt núi
Lên tới đỉnh cao, ta lại bước tiếp

A… lên tới đỉnh cao, ta lại bước tiếp
Trăm núi ngàn sông ánh hồng rạng rỡ
Đón những ngày vui, lúa đồng hợp tác
Lên tới đỉnh cao, trông về phía xa.
Ta lại bước tiếp.

Đi ta đi, lại một đỉnh cao
Đường dài kháng chiến, quyết thắng giặc Mỹ
Đường ra tiền phương, chuyển đất rung trời
Cả nước đi lên, nén chặt đau thương
Cất cao tiếng hát, vượt đèo leo dốc
Lên tới đỉnh cao, chống Mỹ cứu nước.

Dù sông có cạn, dù đá có mòn
Lời thề sắt son như dao chém đá
Ta đi mở đường.

Đường qua Trường Sơn, đường Mã Pì Lèng
Ngọn Hoàng Liên Sơn, khó mấy cũng qua
Ngọn Tây Côn Lĩnh, khó mấy cũng vượt
Nhìn về phía xa, núi vẫn tiếp núi.
Ta vẫn còn đi, lên (1) tới/(2)những đỉnh cao
(ĐỂ KẾT)
Vượt núi… ta đi tới... Vượt núi… ta đi...
Vượt núi… ta đi tới... Vượt núi… ta đi...

Về năm sáng tác của Vượt núi, cũng như đối với rất nhiều tác phẩm của Hoàng Vân, chúng ta không có nhiều tài liệu minh xác (năm sáng tác viết trên tổng phổ, năm thu thanh, năm biểu diễn... chẳng hạn). Con đường Hạnh phúc được hoàn thành vào năm 1965 có thể là một nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ. Chúng tôi xin để ở đây một vài thông tin của các nhà phê bình và nghiên cứu về tác phẩm này cho đến nay:

"Có lẽ ra đời vào khoảng năm 1965-1966, bài này dường như là một sự tổng kết của Hoàng Vân về cuộc chiến giao thông vận tải chứ không phải từ một chủ đề hay sự kiện cụ thể nào, như đoạn trích:

"Lên Tây Bắc, Việt Bắc ông có Nổi trống lên rừng núi ơi! Đi với giao thông, tuyến lửa, ông có Bài ca giao thông vận tải. Đi với pháo binh, ông có Bài ca pháo kích. Đi với lái xe, ông có Bài ca trên đường xa. Ở Bài ca trên đường xa, ông đã đưa vào khá nhiều yếu tố nhạc nhẹ thật quý hiếm ở miền Bắc lúc bấy giờ: “Xe ta đi lướt nhanh trên đường - Qua bao nhiêu núi non xóm thôn ruộng đồng…” và đỉnh cao vạm vỡ là hợp xướng Vượt núi." (Nguyễn Thụy Kha - Báo Tuổi Trẻ - 2018)

Một manh mối khác trong bài của Phương An

"Năm 1965, nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng Hải Phòng (15-3), Hoàng Vân đã viết hợp xướng "Thành phố chúng ta-Nhà máy chúng ta" mà chủ đề âm nhạc là tiếng búa gõ của nhà máy đóng tàu. Vài năm sau, ông lại viết hợp xướng "Vượt núi". Những khoảng 8 đúng vẫn len lỏi vào trong các giai điệu của Hoàng Vân từ ca khúc đến hợp xướng."

"...Thông tin bài hát này được sáng tác năm 1966 là từ nguồn "Trần Văn Minh - Các tác phẩm trường ca và hợp xướng của nhạc sĩ Hoàng Vân, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học" viết năm 2010 có đoạn phân tích về các tác phẩm của Hoàng Vân như sau:

"Năm 1966, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập cho dân tộc của quân và dân ta đang ở những giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, nhạc sĩ Hoàng Vân đã cho ra đời khúc tráng ca Vượt núi với một khát vọng của người nghệ sĩ, người chiến sĩ, làm nguồn động viên, và khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng cũng như sự hy sinh anh dũng, vượt mọi khó khăn gian khổ của quân và dân ta. Vượt núi là bản hợp xướng hỗn hợp, ngoài phần mở đầu (14 nhịp), tác phẩm có dạng cấu trúc tự do, chia làm nhiều đoạn theo kiểu trường ca."

(Nguồn: bình luận trong https://bcdcnt.net/bai-hat/vuot-nui-3848.html)

 

Nghe các bài khác

Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam