Thể hiện:
Album: Album Phong cách Hoàng Vân
Năm sáng tác: https://hoangvan.org/1960
(Chi tiết về tác phẩm: sau lời hát)
Trời cao trong xanh sương sớm long lanh
Mặt nước xanh xanh cành lá rung rinh.
Bầy chim non hát ca vang
Đàn bướm lượn bướm tung tăng lượn
Theo bước chân em đi đến trường.
Mùa xuân đang đến nhìn đất nước đổi mới muôn màu,.
Trời xuân trong sáng mang cho chúng em bao hy vọng.
Nhờ có công lao cách mạng mới có hôm nay sáng tươi.
Đời đời ghi nhớ ơn Đảng lao động Việt Nam.
Nhớ ơn cách mạng và Bác Hồ.
Cùng tiến bước dưới cờ, hát ca xây dựng.
Tổ quốc đang đón chờ
Chúng em mau trưởng thành.
Tương lai đón chờ tay em cùng noi gương các đàn anh.
Tương lai đang đón chờ tay em đi xây dựng nước nhà
Trời cao trong xanh sương sớm long lanh
Mặt nước xanh xanh cành lá rung rinh.
Bầy chim non hát ca vang
Đàn bướm lượn bướm tung tăng lượn
Theo bước chân em đi đến trường.
Lĩnh xướng:
Kìa bạn ơi! Hãy lắng nghe tiếng bước chân đi của những người chiến sĩ (ơ)
Hãy lắng nghe những bản anh hùng ca của quá khứ xa xăm
Trước mắt chúng ta là những bức tranh lịch sử
Còn đứng kia những người con của dân tộc anh hùng
Hợp xướng:
Vẻ vang thay những người con yêu của đất nước!
Đã viết nên những trang sử anh hùng
Việt Nam! Việt Nam!
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Lĩnh xướng:
Kìa bạn ơi! Hãy lắng nghe…
Cùng nhau đi hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh
Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng tiến lên quân hồng
Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui
Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng tiến lên quân hồng
Cùng nhau đi hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh
Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng tiến lên quân hồng
Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui
Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng tiến lên quân hồng
Cùng nhau đi hồng binh
Cùng nhau đi hồng binh…
Lĩnh xướng:
Tổ quốc đời đời còn ghi nhớ
Những năm bốn mươi không bao giờ quên
Nam Kỳ khởi nghĩa tiếng súng Bắc Sơn
Những tên làng, tên núi, tên sông
Khi hát lên còn nghe vẳng đâu đây tiếng hò reo cùng tiếng súng.
Ai biết tên các anh. Những người chiến sĩ vô danh
Trong những chiều hoàng hôn rực đỏ từ giã quê hương ra đi…
Anh đã ngã xuống trong ngục tối hay trên trận tuyến
Dưới ánh sao đêm trên đỉnh núi, hay bên bờ biển xa xôi
Thiếu nhi:
Hoa thơm bốn mùa, đồng ruộng núi sông bao la
Nhớ ơn các anh trên đường tranh đấu hiến thân cho nước nhà
Anh Kim Đồng yêu dấu thấy chăng tiếng hát hôm nay
Nghe thấy chăng anh Kim Đồng ơi!
Tiếng ca yêu đời, của anh hát lên từ ngày xưa
Mãi mãi vẫn còn lý tưởng của anh hiến thân cho chúng em
Đi tiếp tới ngày toàn thắng ngày vinh quang
Đất nước đang mong chờ chúng em đi xây dựng
Ngày mai bao vinh quang đang chờ tay em
Hợp xướng
Yêu biết mấy cuộc đời mới hôm nay
Yêu biết mấy những con đường đã in dấu chân các anh
Yêu biết mấy những luống cày còn thơm đất mới
Những xóm làng mang tên các anh
Lĩnh xướng:
Tổ quốc đời đời còn ghi nhớ
Những năm bốn mươi không bao giờ quên
Trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh
Xác người nằm như rạ như rơm
Hợp xướng:
Đứng lên đi! (Đứng lên đi!)
Tự mình ta phải đứng lên đi! (Tự mình ta phải đứng lên đi!)
Đứng lên đi! (Đứng lên đi!)
Tự mình ta phải đứng lên đi! (Tự mình ta phải đứng lên đi!)
Lá cờ đỏ sao vàng (Lá cờ đỏ sao vàng)
phất lên từ Việt Bắc (phất lên từ Việt Bắc)
Tiếng nói thần kỳ (Tiếng nói thần kỳ)
truyền đi muôn phương (truyền đi muôn phương)
Thúc dục lòng người (Thúc dục lòng người) nhất tề đứng lên
Muôn người như một nhất tề đứng lên
A! Đứng lên đứng lên! Mau đứng lên! Đứng lên đi!
Đất nước vươn mình lên trên biển Đông bao la
Rung chuyển tiếng bước chân cùng tiếng ca chiến thắng.
Lĩnh xướng:
Bầu trời Tổ quốc tươi đẹp sao
Tiếng hát hôm nay như những cánh chim bay
Trên những cánh đồng vàng một ngày mùa thu Tháng Tám đẹp nắng
Hợp xướng – (bè thiếu nhi hát đuổi):
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp (Trời cao trong xanh sương sớm long lanh)
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp (mặt nước xanh xanh cành lá rung rinh)
Cao như núi dài như sông (Bầy chim non hát ca vang đàn bướm lượn bướm tung tăng lượn theo bước chân em đi đến trường)
Chí ta lớn như Biển Đông trước mặt (Mùa xuân đang đến)
Ta đi tới không thể gì chia cắt (Nhìn đất nước đổi mới muôn màu)
Từ Lạng Sơn cho đến mũi Cà Mau (Trời xuân trong sáng)
Đất nước ta ơi nghe thấy chăng (mang cho chúng em bao hy vọng)
Tiếng hát hôm nay như những cánh chim bay (Nhờ có công lao cách mạng mới có hôm nay sáng tươi)
Bay tới chân trời mới (Đời đời ghi nhớ ơn Đảng lao động Việt Nam Nhớ ơn cách mạng)
Ta đi tới! (và Bác Hồ) Ta đi tới! Ta đi tới!
Ta đi tới! Ta đi tới! Ta đi tới!
Chi tiết ra đời của tác phẩm
Hồi tưởng lúc ra đời không phải là một tác phẩm độc lập mà là nằm trong một tổ khúc hợp xướng có tên Tổ quốc ta có ba chương (Ca ngợi Tổ Quốc, Hồi tưởng, Miền nam anh dũng và bất khuất) sáng tác bởi ba nhạc sĩ Hồ Bắc, Hoàng Vân và Huy Du. Ra đời năm 1960, vào dịp 15 năm thành lập nước, Hồi tưởng mang hơi thở tự hào, trong sáng và cảm xúc sâu đậm của một đất nước tạm trong yên bình giữa hai cuộc chiến tranh. Sau lần thu thanh đầu tiên nằm trong tổ khúc năm 1960, Hồi tưởng được thu và biểu diễn khắp trong và ngoài nước cho đến ngày nay và luôn được chơi như một tác phẩm độc lập.
So với lần thu đầu tiên năm 1960 mà tổng phổ đã bị thất lạc, bản này có lẽ được thu năm 1976, và đã được tác giả phối khí và hiệu chỉnh lại, và tổng phổ năm 1976 cũng đã bị thất lạc. Năm 2001, Nhạc sĩ Hoàng Lương đã chép lại theo bản thu 1976 và từ đó tổng phổ này đã được phổ biến rộng rãi cho các dàn nhạc và hợp xướng trong và ngoài nước. Năm đề trên title cần được chỉnh lại để thích hợp với năm ra đời của tác phẩm (1960). Cũng vì lý do đã giải thích ở trên mà dưới tên của tác phẩm có chữ "Chương II".
Tư duy của Hoàng Vân luôn là tư duy dàn nhạc, nhưng thanh nhạc là thể loại dễ dàng được phổ biến, gần gũi với quần chúng, và nội dung chuyển tải cũng được khuếch trương, nên ông hoàng của ca từ phát huy triệt để sở trường của mình. Các tác phẩm được yêu thích nhất của ông đều được viết cho dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng. Thật là khó đối với công tác lưu trữ tài liệu vì rất khó xếp các tác phẩm của ông vào thể loại khí nhạc (với hợp xướng) hay thanh nhạc vì ông sáng tạo ra nhiều thể loại tác phẩm của riêng mình.
Trong một cuộc phỏng vấn, NS Hoàng Vân có nói là bản này được sáng tác năm 1965, có lẽ là ông nghĩ tới bản Việt nam muôn năm viết năm đó cũng cùng với 4 nhạc sĩ khác