Tạp chí

Hò Thả Trâu - một bài đồng dao bác học - tác giả Lê Y Linh

17/07/2020   2754

Bài báo này được đăng trên Tập san Nghiên cứu Âm nhạc số 59, xuất bản tháng 4 năm 2020. Nếu Quảng Bình quê ta ơi là một trong những bài đầu tiên nổi tiếng về tỉnh ca của nhạc sĩ, Hò thả trâu là một trong những bài đầu tiên viết cho thiếu nhi của Nhạc sĩ Hoàng Vân, cũng nổi dội môt thời cho thế hệ thiếu nhi thế hệ những năm 1960. Bài viết dẫn ta về phong cảnh yên bình của Quảng Bình, của dòng sông Lệ Thủy trong con mắt của các em thiếu nhi trong thời chiến.

Bạn nghe bài hát trên đường dẫn này nhé: https://hoangvan.org/ho-tha-trau?lang=vi

 

Hò Thả trâu của Hoàng Vân, một bài đồng dao bác học

LÊ Ylinh

Hò Thả trâu là một bài hát cho thiếu nhi ra đời cùng thời kỳ với Bài ca Vĩnh linh, Học giỏi chăm làm cháu ngoan Bác Hồ, Hà Nội – Huế - Sài gònQuảng Bình quê ta ơi. Lúc đó là đầu những năm 60, Tổ Quốc Việt Nam sau 10 năm tạm yên ắng sau chiến tranh lại rộ lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến tranh đầy gian khổ và mất mát kéo dài thêm hơn một thập kỷ nữa.

Trong buổi gặp gỡ Nhạc sĩ Hoàng Vân ở buổi phát thanh “Trò chuyên với âm nhạc – Hoàng Vân với các tác phẩm cho thiếu nhi” với phóng viên Quỳnh Mai tại Đài Tiếng nói Việt nam, có lẽ khoảng những năm 2010, lúc ông đã ngoài 80 tuổi, nhạc sĩ Hoàng Vân có chia sẻ: “Năm 1964, lúc vào Quảng Bình, tôi cũng có viết một bài hát cho thiếu nhi, bài Hò Thả trâu. …Tôi nhớ là tôi ở trên núi Quyết ở Nghệ An cùng anh Đỗ Nhuận, tôi và anh thường xuyên phải xuống dưới hầm trú ẩn tránh bom. Chiều hôm đó tôi được mời đến nói chuyện thăm các cháu học ở dưới hầm, rất là vui. Lúc đó tôi cũng chưa viết nhiều lắm cho các em, chỉ có nhạc cho phim Con chim vành khuyên năm 1962. Tôi chỉ nghe các cháu nữ sinh hát giọng Nghệ hay lắm, ở ngoài bắc chưa bao giờ được nghe như vậy. Tôi bèn bảo “tôi sẽ tặng thầy và các em một bài hát, tối nay tôi viết.

Hò Thả trâu ra đời sau một đêm, đây là bài đầu tiên viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ được phổ biến rộng rãi trong thời gian đó.

Bản thảo của ông bị mất, hiện chỉ còn bản thu vào những năm 60 là khi tác phẩm ra đời. Tôi sẽ sử dụng bản ghi nhạc của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Tôi coi bản ghi âm này là một bản tương đối trung thực với nguyên bản của nhạc sĩ bởi thứ nhất nó được hát bởi một dàn đồng ca thiếu nhi nên ta có thể  “đoán” rằng các em hát rất trung thành với bản nốt nhạc, và vì các em ở miền Bắc, nên những hiệu quả “giọng Trung” có trong bài là các em theo nốt nhạc mà hát chứ không “thêm thắt” để bài hát có được “phong độ” miền Trung. Tôi sẽ chủ yếu tập trung vào phần phân tích cấu trúc của giai điệu và các thủ pháp phát triển giai điệu của bài hát và sẽ không đi vào phân tích khía cạnh thang âm và điệu thức.

Trăng rằm trăng náu”, hò và đồng dao

Hò là một hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian Việt nam gắn liền với lao động, thậm chí gắn liền với động tác lao động như hò xẻ gỗ, hò kéo lưới, hò mái chèo… Hoàng Vân rất có duyên với hò, với ông điệu hò gợi cho ông nhiều xúc cảm và có mặt trong nhiều tác phẩm. Chúng tôi sẽ dành phần phân tích dấu vết của âm hưởng hò trong các tác phẩm này vào một dịp khác, nhưng điều chắc chắn là những điệu hò đã cho ông nhiều cảm hứng để tạo ra những tác phẩm mà công chúng khó quên kể từ Hò kéo pháo cho đến Bài ca tiếp vận (bút danh Y-Na), Hà nội – Huế - Sài gòn (phổ thơ Lê Nguyên), Màu tím huế và màu áo trắng, Bài ca Vĩnh Linh…, ở mỗi bài dấu vết của Hò một khác.

Tuy nhiên, hiện tôi đi tìm mà chưa thấy điệu hò cho các cháu chăn trâu được ghi nhận và phổ biến, nên chưa khẳng định được là trong âm nhạc dân gian Việt nam có Hò Thả trâu hay không. Vậy chữ “Hò” ở đây có ý nghĩa gì?

Chúng ta hãy đi vào chi tiết lời hát như sau:

STT

 

Lời hát

Số nhịp

  

Sáo diều mở đầu

6

1

1

Giặc bắn trâu của em bị thương

8

2

2

Lửa đỏ quê hương lửa hờn bốc cháy

 

3

3

Trâu ơi trâu đừng buồn trâu nhé

 

4

4

Các chú dân quân bộ đội sẽ trả thù này

 

5

 

Ơ, ta nht s đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

6

1

Ăn nhiều trâu nhé,

12

7

2

trâu sớm mau lành.

 

8

3

Vụ mùa để chống Mỹ

 

9

4

trâu góp sức kéo

 

10

5

để lúa tăng thu 

 

11

6

đưa ra tiền tuyến

 

12

7

cho bộ đội ta

 

13

8

đánh tan giặc Mỹ.

 

14

 

Ơ, ta nht s đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

15

1

Quân thù hung ác

12

16

2

định giết trâu cày,

 

17

3

triệt hạ đập mương

 

18

4

hòng phá thóc lúa.

 

19

5

Nhưng chúng thua to,

 

20

6

Nhân dân của ta

 

21

7

từ Bắc đến Nam

 

22

8

bắt chúng phải đền tội.

 

23

 

Ơ ta nht đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

24

1

Dòng Kiến Giang vừa trong vừa mát

8

25

2

Mặt nước vang xa giọng hò quê ta

 

26

3

Lên lưng trâu nhìn trời trong sáng

 

27

4

Thôn xóm xa xa gà đã gáy canh ba

 

28

 

Ơ ta nht đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

29

1

Trăng rằm trăng náu,

12

30

2

mười sáu trăng tròn, 

 

31

3

mười bảy sảy giường chiếu,

 

32

4

mười tám rám bếp trấu,

 

33

5

mười chín hong sôi, 

 

34

6

hai mươi giấc tôt,

 

35

7

hai mươi mốt nửa đêm,

 

36

8

hai mươi hai gà gáy.

 

37

 

Ơ ta nht đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

38

1

Ăn nhiều trâu nhé

12

39

2

ta dắt trâu về. 

 

40

3

Đồng ngoài nhiều cỏ non.

 

41

4

Sao sáng sáng lấp lánh,

 

42

5

cỏ sương long lanh. 

 

43

6

Trâu ăn chóng béo,

 

44

7

trâu kéo thiệt hăng,

 

45

8

ta yêu ta quý.

 

46

 

Ơ ta nht đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

4

Cột thứ nhất bên trái là đếm số câu của cả bài, ta thấy bài bao gồm 46 câu vè sau câu sáo diều mở đầu. Cột thứ hai đếm số câu trong từng khổ, và cột cuối cùng bên phải là số nhịp trong câu nhạc của từng khổ.

Phần đồng dao được ghi như sau trên bản nhạc (nhịp 15-27):

 

Điều đầu tiên, để đi tìm căn nguyên “dân gian” của bài hát, chúng ta có thể phân tích định nghĩa của các bài hát cho trẻ con, còn gọi là hát đồng dao, theo Vũ Ngọc Phan. Ông viết: “nó giống như những bài học thường thức, nhưng lại vần vè và nội dung thường vui, phần nhiều ngộ nghĩnh, làm cho trẻ em thích thú, muốn nghe[1].

Sau câu hát bởi đồng ca lần thứ nhất “Ơ, ta nhất định sẽ thắng, quân thù nhất định thua”, phần đồng dao trong bài bắt đầu (từ câu số 6 đến câu số 22 và từ câu 29 đến câu số 45), gồm bốn khổ. Thể thơ là thể thơ 4 chữ, đặc điểm của những bài vè. Chúng ta sẽ đi sâu vào phần này để phân tích bút pháp của nhạc sĩ.

Hai khổ đồng dao của mỗi lời có 8 câu một khổ. 8 câu này được cùng hát trên cùng một giai điệu. Bảng so sánh dưới đây cho ta thấy được thủ pháp sáng tác ca từ của nhạc sĩ. Khổ 3 là khổ có sẵn trong vè dân gian, ta có thể giả định đây chính là ý nhạc và ý lời đầu tiên của nhạc sĩ để phác họa cho ra đời tác phẩm chăng? Và sau đó ông đã tạo “khuôn” cho mình bằng cách sáng tác cả ba lời còn lại theo giai điệu của khổ thứ 3. Việc đó dẫn đến là ông đã “ép” dấu giọng của khổ 1-2-4 theo dấu giọng của khổ 3, những lời khác đã được đặt trên dấu giọng này để diễn tả những gì tác giả muốn diễn tả:

 

1

2

3

4

1

Ăn nhiều trâu nhé,

Quân thù hung ác

Trăng rm trăng náu,

Ăn nhiều trâu nhé

2

trâu sớm mau lành.

định giết trâu cày,

mười sáu trăng tròn, 

ta dắt trâu về. 

3

Vụ mùa để chống Mỹ

triệt hạ đập mương

mười by sy giường chiếu,

Đồng ngoài nhiều cỏ non.

4

trâu góp sức kéo

hòng phá thóc lúa.

mười tám rám bếp tru,

Sao sáng sáng lấp lánh,

5

để lúa tăng thu 

Nhưng chúng thua to,

mười chín hong sôi, 

cỏ sương long lanh. 

6

đưa ra tiền tuyến

Nhân dân của ta

hai mươi gic tt,

Trâu ăn chóng béo,

7

cho bộ đội ta

từ Bắc đến Nam

hai mươi mt na đêm,

trâu kéo thiệt hăng,

8

đánh tan giặc Mỹ.

bắt chúng phải đền tội.

hai mươi hai gà gáy.

ta yêu ta quý.

 

Ơ, ta nht s đnh s thng, quân thù nht đnh thua.

 
      

Hai lời đầu (khổ 1 và 2) dùng để dỗ dành trâu lao động cùng em chống giặc sau bi kịch trâu đã bị thương. Hai khổ cuối là lời đồng dao dân gian - hiện đại em hát với trâu như những ngày hòa bình. Ở đây ta mới khám phá ra khúc tâm tình của chú bé chăn trâu trên từng chi tiết: cảnh đồng quê, đếm trăng (là bài đồng dao gốc được sử dụng nguyên bản). Chú bé nói chuyện với trâu, động viên nó cố gắng vì ai cũng phải cố gắng trong hoàn cảnh khó khăn, và câu kết tràn đầy niềm lạc quan và tình cảm yêu quý con trâu của mình “Ăn nhiều trâu nhé, ta dắt trâu về. Đồng ngoài nhiều cỏ non, sao sáng sáng lấp lánh, cỏ sương long lanh. Trâu ăn chóng béo, trâu kéo thiệt hăng, ta yêu ta quý”. Và tất cả những cố gắng của trâu, của em được kết thúc bằng một niềm tin sắt đá để kết bài “Ta nhất định sẽ thắng, quân thù nhất định thua”.

 

Thang âm  và giọng Quảng, làn điệu đặc trưng với âm hưởng “giọng hò quê ta

Tôi nghĩ rằng một trong những điểm cuốn hút trong Hò Thả trâu là khung cảnh miền Trung, là giai điệu có những tố chất để gợi tới giọng Quảng Bình, Nghệ an. Kỹ thuật này cũng đã được xử dụng trong bài Quảng bình quê ta ơi. Giọng Nghệ của các em đã làm cho nhạc sĩ, một người sáng tác đầy nhanh nhậy với giai điệu, có một sự ngạc nhiên vô cùng thú vị.

Chúng tôi sẽ không đi vào phân tích phần thang âm của Hò Thả trâu vì một phần hiện tôi chưa tìm ra quy luật sử dụng thang âm và dấu giọng của bài này, một phần cũng muốn đi tìm thêm tư liệu dân ca của miền Trung để có thể có thêm nhân tố so sánh. Trước mắt tôi chỉ xin ghi nhận được một vài điểm. Cả bài được hát theo thể hát nói, nhưng hát nói với những nốt nhạc luyến láy để có một hơi hướng của tiếng miền Trung. Chẳng hạn như ở bốn câu ở cảnh mở đầu được hát trên hai thang âm 4 nốt : sib mib fa lab (si) cho câu đầu, và si mi fa sol (si) cho ba câu sau. Tại sao lại hai? vì lúc nốt la xuất hiện thì không có nốt sol, và ngược lại. Các từ “bắn” được hát trên nốt luyến mib-sib, từ “bốc” trên mib-fa, và từ “cháy” liền theo đó hát trên nốt fa, cũng như từ “nhé” của câu “Trâu ơi trâu đừng buồn trâu nhé” được hát bằng fa-sib. Nếu như ta kiểm tra tất cả những chữ dấu sắc của bài ta sẽ thấy được một phần kỹ thuật phổ lời hát nói của ông, rất giống mà lại không giống Quảng Bình quê ta ơi, vì đây là một bài hát nói.

Trong một đêm Hò Thả trâu ra đời, đẫm hồn xứ Quảng Bình với “Giòng Kiến Giang vừa trong vừa mát”. Con sông này thật sự đã để một dấu ấn sâu đậm trong ông để ông phải nói tới trong hai bài, bài này và bài Quảng Bình quê ta ơi. Nếu như có một câu trong bài mà gợi nhiều đến hơi hướng âm nhạc xứ Quảng, đó chính là câu điệp khúc của bài hát, câu làn điệu đặc trưng “Ơ, ta nhất định sẽ thắng, quân thù nhất định thua”. Cái hồn của hò khoan Lệ Thủy được đặc tả ở chữ ngâm ngợi “Ơ” (khổ xô) và cách ngắt câu vế trong bài. Cấu trúc bốn câu hò xướng bằng một người rồi lại một câu xô hát bằng dàn đồng ca là đặc điểm cấu trúc đặc trưng của hò khoan Lệ Thủy. Và tác giả đã xử dụng cấu trúc đặc trưng này trong Hò Thả trâu.

Và rồi “bầu trời trong sáng”, và con” gà đã gáy canh ba”. Rồi “trâu ơi trâu kéo thiệt hăng trâu nhé, ta yêu ta quý”… em bé thủ thỉ cùng trâu như với bầu bạn, với giai điệu làm cho người nghe thật yêu thật quý cái chất giọng Quảng Bình… Cái giọng Quảng Bình – Nghệ An để ông thương ông mến và đã cho ra đời hai bài hát này cùng Bài ca Vĩnh linh, Học giỏi chăm làm cháu ngoan Bác HồHà Nội – Huế - Sài gòn làm nên chùm bài hát được nhân dân miền Trung và cả nước yêu quý người nhạc sĩ Hà Nội gốc.

 

Cấu trúc tác phẩm

Câu mở đầu

Bài hát mở đầu bằng một giai điệu đặc trưng của tiếng sáo diều, được Hoàng Vân viết như sau:

Hò Thả trâu, câu mở đầu (nhịp 1-6)

Nhắm mắt lại, ta nhìn thấy trời xanh, mây trắng, cánh đồng lúa bát ngát, thanh bình, chú bé ngồi trên lưng trâu thả diều trên bầu trời xanh thẳm với tiếng sáo diều vi vu. Về xuất xứ của giai điệu sáo diều này ta cũng còn nhiều ẩn số: câu này là lấy ở làn điệu sáo diều hay do nhạc sĩ sáng tác ? nếu sáng tác thì trên cơ sở làn điệu nào? Tôi hiện đang đi tìm nhưng chưa tìm được những bài ghi âm của giai điệu sáo diều cổ truyền, nên hiện tại chưa định nghĩa được ông lấy cảm hứng từ đâu, hay là điệu sáo diều này đã được ông hát lên từ tâm khảm? Hay là ông nhớ tới cảnh sáo diều trong bộ phim Con chim vành khuyên? Các giả thiết này đều có thể có căn cứ.

 Sau đoạn sáo diều, bài hát bắt đầu.

Lời 1 – khổ 1 - Đoạn tả cảnh

Thế rồi như một ngày đẹp trời đạn bom nổ trên đầu cả miền Bắc, câu hát đầu tiên chúng ta được chứng kiến ngay một bi kịch.  

Giặc bắn trâu của em bị thương (7 chữ),

Lửa đỏ quê hương lửa hờn bốc cháy (8 chữ)”

Đây là một bài hát nói đưa người nghe và người hát từ một cảm xúc êm đềm vào ngay thực tại chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh tàn khốc để giành lại nền độc lập và tự do cho đất nước, không ai có thể ngồi yên, từ các em bé thiếu nhi cho đến những con vật thân thương hàng ngày của các em cũng góp phần mình vào cuộc chiến lớn của dân tộc. Bốn câu dạo đầu này có tính kể chuyện, miêu tả cảnh quan, như phần mở đầu một vở kịch. Đây là một đặc điểm ta thấy nhiều trong ca khúc của Hoàng Vân, đặc biệt là các ca khúc cho thiếu nhi (Hai con búp bê, Chú em là thủy thủ…).

Hai câu hát sau góp phần tăng kịch tính

Trâu ơi trâu đừng buồn trâu nhé (7 chữ)”

Các chú dân quân bộ đội sẽ trả thù (9 chữ) này

Bốn câu hát mỗi câu trên hai nhịp nhưng lời thơ thì là mỗi câu có 7-8-7-10 chữ. Câu nhạc cùng một độ dài, thang âm hát nói, nhịp điệu gần như hát nói trong ba câu đầu. Làm ta phải đếm đi đếm lại và nhìn những từ trụ - từ luyến (bộ đội) mới thấy số lượng từ của các câu rất trúc trắc.

Ta tưởng câu thứ tư kết bằng chữ “thù” trên nốt đen dài và có 9 chữ. Nhưng không! Hoàng Vân thật nghịch ngợm chua thêm chữ “này” với độ dài một nửa (móc đơn), tạo nên một hiệu quả syncope (đảo phách), chỉ là hiệu quả thôi chứ không phải nốt đảo phách thật sự. Đây là chữ đắt nhất trong đoạn tả cảnh này vì hiệu quả đảo phách của nó tạo ra một hiệu quả rất nhí nhảnh trẻ thơ tinh nghịch trước khi dàn đồng ca bắt vào câu điệp khúc.

Chúng ta đã xem sơ bộ ở trên về số lượng câu thơ và số nhịp của từng phần trong lời hát, để có thể nhìn nhận được chính xác hơn, chúng ta hãy phân tích sơ đồ chi tiết từng câu với số nhịp tương ứng sau đây:

Sơ đồ của bài hát với số nhịp của mỗi phần:

Số nhịp

           

Nội dung

 
               

1

2

3

4

5

6

       

Sáo diều mở đầu

 
               

1

2

3

4

5

6

7

8

     

Khổ 1 - Lời 1

a

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 
               

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Khổ đồng dao 1 (8 câu)

b

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 
               

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Khổ đồng dao 2 (8 câu)

b

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 
               
               

1

2

3

4

5

6

7

8

     

Khổ 1 - Lời 2

a

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 
               

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Khổ đồng dao 3 (8 câu)

b

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 
               

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Khổ đồng dao 4 (8 câu)

b

               

1

2

3

4

         

Điệp khúc "Ơ, ta…"

 

 

Trên cột cuối cùng bên phải tôi để ký hiệu a-b-b thật sự không theo chuẩn mực phân tích hình thức âm nhạc châu Âu ở đây mà chỉ để bạn đọc dễ hình dung được cấu trúc tổng thể của bài hát. Vì tác giả bố trí bài này rất khúc mắc: khổ 1 – lời 1 được đi với hai khổ đồng dao với giai điệu như nhau, và khổ 1 - lời 2 cũng vậy. Khi nghe hát bài lần đầu, ai cũng nghĩ bài này thật là đơn giản, chỉ như một bài đồng dao hát nói, các em hát mạnh dạn không lo lắng gì vì bài hát khó. Nhưng lúc ta đi vào phân tích thì thấy cấu trúc của tác phẩm chứa rất nhiều ẩn số.

Tại sao lời thơ có số chữ rất không đều gần như “lộn xộn”, vậy mà hiệu quả của bài vẫn vuông vắn và cho vẻ giản đơn? Ở đây tác giả đã đưa tất cả những sự trúc trắc không đều này vào một khuôn nhịp rất khắt khe, đơn vị chủ đạo là số nhịp. Các khổ đều có hoặc 4 nhịp, hoặc số nhân của 4 nhịp (8, 12) cho từng khổ, trong khi đó số lượng từ trong mỗi câu thơ thì trúc trắc không đều. Hát đồng dao là vậy, hát vè dân gian là vậy, lời có thể chen thêm mà không tôn trọng khuôn phép số chữ. Hoàng Vân đã đùa với khuôn nhịp thật vuông vắn để “đóng khuôn” lời vè vào giai điệu.

Làn điệu đặc trưng phục vụ cấu trúc, “Ơ…. Ta nhất định sẽ thắng, quân thù nhất định thua

Nếu ta nói tới hiệu quả vuông vắn của bài hát thì ta không thể không đề cập đến câu điệp khúc này, nó được nhắc đi nhắc lại tới 6 lần. Là yếu tố bất di bất dịch, nó đóng thêm vai trò đánh dấu từng khổ trong cấu trúc bài hát. Đây là một kỹ thuật cơ bản của sáng tác dân gian: các nghệ nhân xác nhận thể loại bởi một hoặc nhiều làn điệu đặc trưng (timbre caractérisé) cho thể loại đó. Trong hát ru, đó là câu “à a a à ơi », trong hò lao động đó là những câu “ơi hò hò ơi” hay trong điệu chèo đò của hát văn với câu “khoan khoan hò khoan”, Hoàng Vân đã cho bài Hò Thả trâu làn điệu đặc trưng là câu điệp khúc này. Nó được nhắc lại sáu lần tạo ra năm yếu tố phân cách của năm đoạn nhạc và câu kết: đoạn mở đầu, đồng dao 1 (hai lời), đồng dao 2 (2 lời). Hay ta cũng có thể nói là bài hát bao gồm hai lời hát, mỗi lời bao gồm ba khổ a-b-b: khổ 1 tạo cảnh và hai đoạn đồng dao được hát trên cùng một giai điệu. Và cách mỗi khổ là điệp khúc – làn điệu đặc trưng.

Thế rồi sau lần điệp khúc thứ sáu bài hát ngừng đột ngột, tinh nghịch, bất ngờ, ngỡ ngàng và để lại nuối tiếc cho người nghe.

Thơ bốn chữ là đặc điểm phổ biến nhất của đồng dao (Xúc xắc xúc xẻ, Nu na nu nống, Con vỏi con voi). Theo thói quen ta nói là “Hát đồng dao” nhưng trong thực tế là kể vè với nhịp điệu mà thường không có giai điệu. Nó thường được gắn với các trò chơi của trẻ em, nhưng với lời tâm sự của chú bé chăn trâu thì cho đến hiện nay, chúng ta chưa nghe và cũng chưa tìm thấy dấu vết của một bài hát-kể vè của trẻ chăn trâu. Để tiếp tục chơi và hát trong không khí này, ông đã lồng vào đoạn đếm trăng trích từ hát đồng dao gốc (câu 19 đến câu 26). Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn còn một nỗi nghi ngại trên câu “Ăn nhiều trâu nhé”, câu đó thật giản dị và thân thương tới mức ta không còn phân biệt đâu là câu hát cổ, đâu là câu vè hàng ngày của chú bé chăn trâu. Phải chăng nó là một câu hát trong bài đồng dao đã từng được trẻ chăn trâu kể vè từ hàng trăm đời nay mà ta không còn bản thu nữa?

Một điều nghịch lý là đối với tôi, tôi thấy thật ít có tác phẩm nào của Hoàng Vân khó phân tích và giải mã như tác phẩm này. Mới nghe một lần Hò Thả trâu ta có cảm giác là được nghe một bài đồng dao cho thiếu nhi tưởng chừng như đơn giản hơn cả đơn giản. Tính chất đồng dao của nó làm ta có thể ngộ nhận là ngôn ngữ âm nhạc của nó còn “dưới tầm” phát triển của một bài hát. Và tôi phải trăn trở rất lâu mới tìm ra được chìa khóa, đó là những đặc điểm trong cấu trúc của bài.

Sau đây là tóm lược những điểm đã được phân tích:

  • Hình thức: Hoàng Vân dùng chữ Hò đưa ta về không khí một bài hát lao động, nhưng Thả trâu thì sử dụng hình thức câu vè và ông đã phổ nhạc trên những câu vè đó. Mặc dù thể thơ chủ đạo là bốn chữ, nhưng việc thêm chữ là hết sức phóng khoáng, cũng như khi trẻ hát vè; Nhưng mặc dù chữ thêm phóng khoáng, ông sử dụng tiết tấu để giữ một cấu trúc giai điệu hết sức khuôn phép và vuông vắn.
  • Những yếu tố có âm hưởng dân gian trong bài: đoạn trích vè “đếm trăng”, thể thơ dạng vè 4 chữ, hơi hướng hò khoan trong câu điệp khúc “Ơ…”, âm hưởng sáo diều.
  • Những yếu tố gợi nhớ miền Trung và đất Quảng: cách luyến láy gợi tới âm hưởng giọng miền Trung, going Kiến Giang, âm hưởng hò Lệ Thủy và lời hát nhắc về Hò Lệ Thủy.

Hò Thả trâu là một ví dụ điển hình giúp chúng ta có thể thấy một mảng thật thú vị của bút pháp Hoàng Vân trong giai đoạn này: dân dã trong hình ảnh, ca từ và giai điệu, tìm tòi có tính bác học trong cấu trúc phát triển giai điệu, dí dỏm khi viết cho trẻ em, tình yêu và cảm xúc ngập tràn dành cho miền Trung trong giai đoạn đó.

 

Thay lời kết

Cũng trong buổi phỏng vấn tại Đài phát thanh đã dẫn, gần năm mươi năm sau khi bài hát ra đời, nhạc sĩ Hoàng Vân có nói:”Bài Hò Thả trâu cũng rất hay, nhưng có lẽ hơi nặng tính chất hò dân ca quá, nên có người cho rằng giá trị không cao, nên cũng  ít được hát, và cũng có thể là bài này ra cùng với bài Quảng Bình quê ta ơi, nên hơi bị át chăng”.

Hò Thả trâu có lẽ là bị Quảng Bình quê ta ơi át, nhưng có thể nhạc sĩ cũng chưa biết được là lúc đó nó được phổ biến như thế nào. Các phương tiện truyền thông thời những năm sáu mươi còn yếu nên có thể ông không có đủ thông tin. Xin ông hãy yên lòng vì năm 2019, lúc tản mạn đi tìm bài hát trên mạng, tôi đã rơi vào hồi ức như sau trong một blog của một người chắc thật là hoài cổ:  Lứa tuổi thiếu nhi những năm 60-70 ở miền Bắc hầu như đứa nào cũng nghe, cũng thuộc bài hát này, bài Hò Thả trâu của nhạc sĩ Hoàng Vân. Ông viết những bài cho người lớn thì không cần nói nữa bởi quá tuyệt rồi, nhưng bài hát cho thiếu nhi cũng rất "khiếp", bài nào cũng khiến bọn trẻ con thuộc làu, chẳng hạn bài Học giỏi chăm làm cháu ngoan Bác Hồ có đứa thuộc lúc chưa biết chữ, thế mới ghê. Tên bài hát, Hò Thả trâu, nhắc lại đây có thể nhiều người chưa nhớ ngay, nhưng nếu tôi trích dẫn ra câu "Ơ, ta nhất định sẽ thắng, quân thù nhất định thua" thì nhiều người sẽ à lên ngay[1]. Thậm chí năm nay ở một cuộc thi năm 2019 bài Hò Thả trâu còn là chủ đề của một câu hỏi đố vui thi kiến thức của Lazi Vietnam với câu hỏi “Ai là tác giả của bài Hò Thả trâu[2].

Bây giờ trẻ em không còn hát nhiều bài Hò Thả trâu nữa vì các em đã được sống trong hòa bình từ hơn bốn mươi năm nay, nhưng bài đồng dao thời chiến tranh này vẫn giữ nguyên một giá trị lịch sử và một giá trị nghệ thuật rất cao. Và cũng bởi vì bây giờ trẻ con không hò nữa, ta có thể coi Hò Thả trâu là di tích sống lưu giữ những câu đồng dao thơ trẻ. Và những câu đồng dao ấy được tác giả phổ nhạc một cách nhuần nhụy và khéo léo tạo ra một bài hát thật tinh tế nấp sau vẻ giản dị của một đoạn vè.

Tôi nghĩ rằng bài hát này vẫn có thể được hát vào thời nay với một vài thay đổi. Ta có thể thử nghiệm “làm mới” một phần lời là có thể có một Hò Thả trâu tiếp tục mang lại cho trẻ em một niềm vui thật trong sáng khi được hát vè trên một trong những giai điệu đẹp nhất trong những ca khúc cho thiếu nhi của Nhạc sĩ Hoàng Vân trong hoàn cảnh hòa bình.

 

Paris, tháng 7-8 năm 2019

LÊ Y Linh

Tiến sĩ âm nhạc, thành viên của Hội nghiên cứu âm nhạc dân tộc học, Pháp (SFE – Société française d’ethnomusicologie)

[1] https://thongcao55.blogspot.com/2015/09/bai-hat-tang-ban-ngay-chu-nhat-ho-tha.html

 

[2] https://lazi.vn/quiz/tag/ai-la-tac-gia-cua-bai-hat-ho-tha-trau

 

[1] Tục ngữ ca dao dân ca Việt nam, Vũ Ngọc Phan, in lần thứ tám, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1978, trang 711.

 

Album mới nhất

Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam