Bài báo do nhạc sĩ viết

NGUYỆN ƯỚC CHO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM (2015)

24/03/2021   920

NGUYỆN ƯỚC CHO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM

Âm nhạc phải có nghệ thuật cao chứ không đơn thuần là để giải trí…

Tôi hỏi nhạc sĩ về ước nguyện âm nhạc của mình, ông chỉ nói: “Tôi mong nền âm nhạc Việt Nam với những bản nhạc có tinh thần và sắc thái của ngày hôm nay. Âm nhạc phải có nghệ thuật cao chứ không đơn thuần là để giải trí, phải đi sâu vào lòng người”.

Cha đẻ của ca khúc trữ tình “Quảng Bình quê ta ơi” vẫn như con tằm suốt đời rút ruột nhả tơ, khi nói ra những câu chữ gan ruột: “Muốn có những bản nhạc có nghệ thuật cao thì người nhạc sĩ cần phải có cảm xúc âm nhạc và văn học. Muốn có như vậy thì cần phải học, học nhiều, phải rèn luyện rất ghê”.

Ông cho rằng các anh em nhạc sĩ phải chịu khó tìm tòi những nhạc cảm (cảm xúc âm nhạc) đi chói vào trong tim mình trước. Lời ca đó khiến người nghe mãi mãi không thể quên được những cảm xúc về sự kiện, nhân vật đó. Và sở dĩ người ta thích “Hò kéo pháo” vì nó được sáng tác trong nền cảm xúc hoành tráng.

Nhạc sĩ Hoàng Vân khẳng định: “Nghe thì có vẻ công thức nhưng phải học, không học thì không thể hay được, mà phải là học thực chất, có 9 lớp thì ngay bây giờ phải học 7,8. Bất cứ một cái tài năng âm nhạc nào cũng phải được tô điểm, củng cố trên những cảm xúc rất sâu sắc. Nhiều người ít học và không học nên có sự bắt chiếc người này người kia. Mỗi từ ngữ, mỗi nốt nhạc là phải được trau dồi, trao đổi khách quan, chọn lọc lâu năm, nhưng bây giờ nhạc được phát ra dễ dàng và ít cảm xúc”.

Là bậc thầy trong sáng tác âm nhạc ông khẳng định: “Âm nhạc Việt Nam cần xây dựng trên nền học thuật thực sự. Nhạc cảm phải giàu. Trong thời kỳ hòa bình thì cảm xúc âm nhạc và cảm xúc văn chương cần phải kết hợp nhuần nhuyễn thì những bản nhạc nó mới sống được”.

Cha đẻ của “Bài ca xây dựng” cho biết, thế hệ của ông, âm nhạc được dạy trong các trường phổ thông trung học có hệ thống và trình độ cao. Chương trình chủ yếu học theo cái cổ điển của Âu châu. Học ra học và những thầy dạy rất tài năng về âm nhạc. Sau đó, ông học sáng tác ở trường Trung ương âm nhạc học viện. Thuở ấy, học nhạc một cách trực tiếp để làm cho mình rung động và tạo ra tác phẩm thực sự hay.


Nhạc sĩ Hoàng Vân: "Âm nhạc Việt Nam cần xây dựng trên nền học thuật thực sự".

Cha đẻ của “Bài ca xây dựng” cho biết, thế hệ của ông, âm nhạc được dạy trong các trường phổ thông trung học có hệ thống và trình độ cao. Chương trình chủ yếu học theo cái cổ điển của Âu châu. Học ra học và những thầy dạy rất tài năng về âm nhạc. Sau đó, ông học sáng tác ở trường Trung ương âm nhạc học viện. Thuở ấy, học nhạc một cách trực tiếp để làm cho mình rung động và tạo ra tác phẩm thực sự hay.

Theonhạc sĩ Hoàng Vân, ca khúc hay phải là lời của trái tim, phải là nghệ thuật thực sự, phải làm cho mình, cho người nghe rung động và tác phẩm ấy khiến người ta móc tiền túi người mua để nghe cho sướng…Một bài hát hay có thể lúc đầu nghe vô vị nhưng càng hát càng thấy nó ý nghĩa. Ông minh chứng luôn đó là “Hát về cây lúa hôm nay” sáng tác năm 1976 khi ông vào công tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm ấy khi bài hát “ra lò” cũng có nhiều ý kiến trái chiều lắm nhưng sau đó ai cũng phải công nhận ca từ mộc mạc nhưng ý nghĩa và giai điệu. Ông mừng vì hiện tại nhiều bài hát của ông được công chúng yêu mến…

 Hà Ngân thực hiện tháng 8 năm 2015 khi nhạc sĩ vừa thoát khỏi một trận ốm nặng dài ngày.

Bài viết liên quan

Nhạc sĩ Hoàng Vân nói về tình hình âm nhạc hiện nay (1988)

24/03/2021
Nhạc sĩ Hoàng Vân nói về tình hình âm nhạc hiện nay…

Ca khúc Việt Nam trên đường tìm tòi (1987)

24/03/2021
Ca khúc Việt Nam trên đường tìm tòi Thể thao – Văn…

Ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua (2010)

24/03/2021
Ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua Bài phỏng vấn nhạc…
NHẠC HAY TRƯỚC HẾT PHẢI ĐƯỢC BIỂU DIỄN CHÍNH XÁC (1976)

NHẠC HAY TRƯỚC HẾT PHẢI ĐƯỢC BIỂU DIỄN CHÍNH XÁC (1976)

21/11/2020
NHẠC HAY TRƯỚC HẾT PHẢI ĐƯỢC BIỂU DIỄN CHÍNH XÁC Bài này…

Album mới nhất

Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam