Ca khúc (TP)

Ca khúc (TP)

Hoàng Vân được công chúng rộng rãi hâm mộ bởi các ca khúc với những bài đi vào lịch sử trong chiến tranh như "Hò kéo pháo", "Tôi là người thợ lò", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Nổi trống lên rừng núi ơi", "Không cho chúng nó thoát", "Bài ca giao thông vận tải", "Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng", "Hai chị em", "Tiếng cồng giải phóng - Tiếng cồng chiến thắng" (bút danh Y - Na), "Trên đường tiếp vận" (bút danh Y - Na), "Người chiến sĩ ấy" , "Guồng nước quay",... Ông còn một số sáng tác phổ thơ như: "Hát ru" (thơ Tố Hữu), "Những cánh buồm" (thơ Hoàng Trung Thông), "Nhớ" (thơ Nguyễn Đình Thi), "Tâm tình người thủy thủ" (thơ Mai Liêm, tức Hà Nhật),...

Sau 1975, lúc hòa bình lập lại, ông có các sáng tác như "Bài ca xây dựng", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay", "Bài ca tình bạn", "Tình ca Tây Nguyên",... Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: "Ca ngợi Tổ quốc", "Mùa hoa phượng nở", "Em yêu trường em", "Mùa hè" (rút từ tổ khúc "Bốn mùa"), "Con chim vành khuyên", "Bảy sắc cầu vồng", "Đường lên đỉnh núi Olympia"...

Nhiều bài hát của ông đã trở thành bài hát truyền thống của ngành nghề kinh tế, ví dụ "Bài ca xây dựng", "Bài ca người giáo viên nhân dân", "Hát về cây lúa hôm nay", "Tôi là người thợ lò", "Bài ca giao thông vận tải", "Bài ca người thủy thủ"... Hoàng Vân viết đa phần ca từ của các tác phẩm thanh nhạc của mình. Tuy nhiên, ông có phổ thơ một số tác giả như Mai Liêm (Khúc tâm tình người thủy thủ), Nguyễn Đình Thi (Nhớ, Bình minh thế kỷ), Hồ Chí Minh (Cảnh khuya), Huy Cận (Cô gái Thái Bình), Nguyễn Bảo (Mùa lúa chín trên cánh đồng Điện Biên), Tố Hữu (một trong những bài Hát ru), Lê Nguyên (Bài thơ gửi Thái Nguyên), cũng như một trong một số tác phẩm chưa được công bố và biểu diễn mà chúng ta có thể khám phá trên trang web này như Lê Quốc Chấn (Khâu áo), Nguyễn Lưu (Mùa đông năm ấy), Vũ Tú Nam (Núi sông), ca khúc trên một chùm thơ cổ Nhật Bản…

Ông là người tiên phong mở màn cho sự ra đời của các thể loại bài hát về địa phương, bài hát ngành nghề, hát ru, hát đồng dao... Như âm nhạc dân gian, bài hát của những thể loại này ra đời để đáp ứng một nhu cầu của xã hội lúc đó, chúng gắn liền với một chức năng của xã hội. Ông đã là người làm cho những bài hát có tính chức năng đó trở thành những tác phẩm nghệ thuật đi sâu vào lòng người thưởng thức nó.

Để nghe các ca khúc của nhạc sĩ, các bạn có thể chọn từng Album để nghe theo chủ đề (hoặc theo đường dẫn http://hoangvan.org/album-nhac-si-hoang-van?lang=vi)

Hoặc chọn mục Nghe nhạc để nghe theo playlist xếp theo thứ tự chữ cái của tên bài (theo đường dẫn: http://hoangvan.org/nghe-nhac?lang=vi)

 

 

Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam