Nghe nhạc

Thể hiện:

00:00|04:00
Khâu áo, thơ Nông Quốc Chấn

Album: Album Nhạc phổ thơ

Năm sáng tác: https://hoangvan.org/1962

Lời bài hát: Khâu áo, thơ Nông Quốc Chấn

Theo trang web Bài ca đi cùng năm thánglà nơi có bạn nghe nhạc đóng góp bản thu, phần đệm piano do chính nhạc sĩ Hoàng Vân đảm nhiệm, thu thanh vào tháng 11 năm 1962, viết cho chương trình dành cho binh sĩ Sài Gòn. Đây có lẽ là bản thu duy nhất của tác phẩm này. Cho đến nay, chúng tôi có một bản thảo của bài hát "Khâu áo"  do chính tay nhạc sĩ viết nhưng không biết bài này được sáng tác khi nào, chỉ đoán là ông nhớ lại và chép lại có lẽ vào khoảng những năm 199x?, có lẽ là để phục vụ cho một dự án xuất bản nào đó. Như vậy là với bản thu này chúng tôi chắc chắn là bản chép lại, và nguyên bản có lẽ đã bị cháy trong đợt cháy kho tổng phổ ở Đài vào khoảng cuối 1969.

"Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954, đất nước ta đã có một hy vọng vài năm sau đó được hòa bình, thống nhất sau tổng tuyển cử, nhưng niềm hy vọng đó đã bị quét đi một cách tàn bạo, đặc biệt từ ngày Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá khốc liệt miền Bắc sau sự kiện vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964. Nền điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… Việt Nam sau kháng chiến chống Pháp lúc đó cũng chỉ mới đi những bước đầu tiên.

Đây cũng là thời gian mà nhạc sĩ Hoàng Vân bắt đầu tìm tòi bút pháp trong sáng tác ca khúc sau thời gian được đi học. Ông cũng chưa thật sự bắt tay vào sáng tác ca khúc mà chỉ chủ yếu là chấm phá tựa như làm hồi ký bằng bài hát, thử nghiệm nhiều đề tài sau khi đi thực tế ở một số vùng phía Bắc, thăm lại những nơi nhiều khi đã đi qua bằng đôi dép cao su thời anh bộ đội Điện Biên, và những nơi khác nữa, trong cuộc sống tạm gọi là hòa bình đầu những năm 1960. Ông đi Hải Phòng, Trà Cổ, Nam Định, Thái Bình… và ghi chép ý nhạc tứ lời vào những cuốn sổ tay lúc nào cũng kè kè bên cạnh..." "Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau", NXBKĐ, Hà Nội, 2022, 265 tr., tr. 35.

Vậy là "Khâu áo" được sáng tác và thu thanh trong giai đoạn này, cùng với "Nhớ" (phổ thơ Nguyễn Đình Thi), "Khúc tâm tình người thủy thủ" (phổ thơ Mai Liêm), "Bài thơ gửi Thái Nguyên" và "Hà Nội, Huế, Sài Gòn" (cả hai bài phổ thơ Lê Nguyên). "Khâu áo" được xác định vào giai đoạn này đã khẳng định thêm một lần nữa lời hứa hẹn về sự đa dạng của bút pháp và phong cách của Hoàng Vân, một nhạc sĩ mà tôn chỉ của cuộc đời sáng tác là "không được giống những gì đã được người khác và được chính tôi sáng tác trước đó". Đó cũng là một nguyên nhân tại sao ông để lại một gia tài âm nhạc đa dạng hiếm thấy mà chúng ta có ngày nay.

Một số đường dẫn xem thêm về bài thơ Khâu áo (sáng tác năm 1948) và nhà thơ Nông Quốc Chấn. Khâu áo là một trong những tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của ông.

https://123docz.net/trich-doan/2425732-tho-nong-quoc-cha-n-su-ket-hop-truyen-thong-va-tinh-than-thoi-da.htm

https://cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nha-tho-Nong-Quoc-Chan-Khuc-dao-dau-an-tuong-i329943/

Lời bài hát

Người là người ơi (câu này trong bản thu không hát)

Khi nghe gió thổi qua khe suối (Phia Bóóc, xem thêm phần về bài thơ trên các đường dẫn trên để hiểu câu này)

Em biết mùa thu đã hết rồi.

Sáng dậy mái nhà sương muối buốt,
Thương anh bộ đội giữa núi rừng.

Muốn lên khung cửi suốt ngày đêm,
Không để con thoi đứng lại xem.
Dệt chóng kịp may quần áo ấm,
Gửi ra tiền tuyến cả lòng em.

Bọn giặc ném tan những rẫy chàm,
Chỉ còn đủ nhuộm một màu lam.
Tím nâu hòa lẫn cho thêm thắm,
Thương nhớ thì nâu cũng hóa chàm.

Các anh ơi, các anh là chiến sĩ của dân,
Hãy nhận tình em, áo ấm thân.
Đánh giặc có sờn, em vá lại,
Hết mùa đông lạnh sẽ sang xuân.

 

 

Nghe các bài khác

Hoàng Vân, nhạc sĩ Việt nam